400.000₫/đ 650.000₫/đ
Thái Hưng - Đặc sản tây bắc
Danh hiệu:
"Thương hiệu Thực phẩm Việt nam 2013"
"Thương hiệu đồ uống được ưa chuộng nhất Việt nam"
Kính chào Quý khách.
Giấy phép số:157/GP-PKT. Thành phố Điện Biên Phủ Cấp ngày: 10/10/2013.
Rượu thảo dược tây bắc. Giá: 500.000đ/ Bình
Đây là bài thuốc gia truyền ngâm rượu từ lâu đời. Bí kíp sao tẩm từng loại, kết hợp tỷ lệ pha trộn giữa các thảo dược quý của vùng núi Tây bắc như: Dâm dương hoắc, Hà thủ ô đỏ, Ba kích tím, Kỷ tử và một số thảo dược khác. Rượu nếp nương...
Những loại thảo dược này được khai thác trên vùng núi cao Tây bắc, ở độ cao trên 1.200m so với mực nước biển. Là sản phẩm tinh túy nhất của thiên nhiên, đất trời Tây bắc ban tặng cho con người vùng cao.
Rượu thảo dược tây bắc. Người sử dụng chỉ sử dụng sau 7 - 15 ngày sẽ thấy hiệu quả thực của sản phẩm như công dụng ghi trên bao bì. Là món quà để Quý khách dùng biếu, cho hoặc tặng người thân và bạn bè quý giá.
Quý khách thưởng thức và lắng nghe trong rượu ta có được những gì sau thưởng thức.
Thái Hưng - Đặc sản tây bắc xin cảm ơn./
Công dụng:
- Bồi bổ sức khỏe, chữa đau nhức xương khớp
- Người kém ăn, mất ngủ, dương suy, thận yếu, Lưu thông khí huyết, xanh tóc đỏ da...
- Tăng cường khả năng sinh con, tăng sinh lực đàn ông, tăng tiết tố nam, chữa bệnh liệt dương
Thành Phần:
- Dâm dương hoắc
- Ba kích tím
- Hà thủ Ô đỏ
- Kỷ tử
Rượu nếp nương.
Cách dùng : Ngày dùng 1 -2 lần, Mỗi lần 2-3 chén nhỏ. Dùng trước bữa ăn.
Khi tiễn chân thực khách, nhiều nhà hàng đặc sản thường không quên biếu thêm một chai rượu nhỏ để làm kỷ niệm. Thứ rượu này có màu xanh trong khá đẹp, hương vị thơm ngon và đặc biệt được quảng cáo là rất hữu ích cho cánh "mày râu". Ðó là rượu Dâm dương hoắc, hay còn gọi là rượu Tiên linh tỳ.
Dâm dương hoắc là một trong những vị thuốc bổ dương của dược học cổ truyền. Thực chất đó là lá phơi hay sấy khô của nhiều loại cây thuộc chi Epimedium như dâm dương hoắc lá to (E.macranthum Morr. et Decne), dâm dương hoắc lá mác (E. sagittatum Sieb. et Zucc), dâm dương hoắc lá hình tim (E. brevicornu Maxim), dâm dương hoắc có lông mềm (E. koreanum Nakai)... Gọi là dâm dương hoắc vì dân gian thường lấy lá của loại cây này cho dê ăn và có công dụng làm tăng ham muốn tình dục. Dâm dương hoắc còn có nhiều tên gọi như Cương tiền, Phương trượng thảo, Thiên lưỡng kim, Hoàng liên tổ, Ngưu giác hoa, Phế kinh thảo...
Theo dược học cổ truyền, dâm dương hoắc vị cay ngọt, tính ấm; Có công dụng ôn thận tráng dương (làm ấm tạng thận và khỏe dương khí), cường cân tráng cốt (làm mạnh gân xương) và khứ phong trừ thấp; Thường được dùng để chữa các chứng bệnh như liệt dương, di tinh, tinh lạnh, muộn con, lưng đau gối mỏi, gân cốt co rút, bán thân bất toại, tay chân yếu lạnh, phong thấp, tiểu tiện bất cấm...
Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy: Dâm dương hoắc có tác dụng tương tự như nội tiết tố sinh dục, làm tăng trọng lượng của thùy trước tuyến yên, tinh hoàn, buồng trứng và tử cung trên động vật thực nghiệm, kích thích quá trình bài tiết tinh dịch, nâng cao năng lực hoạt động của tinh hoàn, qua đó gián tiếp làm hưng phấn và tăng cường khả năng tình dục. Mặt khác, dâm dương hoắc còn có khả năng ức chế một số vi khuẩn như tụ cầu trắng, tụ cầu vàng, phế cầu khuẩn, thậm chí cả trực khuẩn lao. Ngoài ra, vị thuốc này cũng có tác dụng giảm ho, trừ đờm, chống co thắt phế quản, làm hạ huyết áp và bảo hộ tế bào cơ tim trong điều kiện thiếu oxy nhờ khả năng làm tăng lưu lượng động mạch vành.
Trên thực tiễn lâm sàng học hiện đại, đã có những công trình nghiên cứu khảo sát khả năng trị liệu của dâm dương hoắc đối với một số bệnh lý nội khoa như cơn đau thắt ngực do thiểu năng động mạch vành, suy nhược thần kinh, viêm phế quản mạn tính, viêm khớp trẻ em, thiểu năng sinh dục...
Trước hết phải tiến hành bào chế dâm dương hoắc. Theo cổ nhân, có thể dùng dưới dạng sống hoặc sao, nhưng tốt nhất là nên dùng dạng sao. Có năm cách sao: (1) Sao với mỡ dê, một lạng dâm dương hoắc thường phải cần 20g mỡ dê. Ðem mỡ dê rán lấy mỡ nước, bỏ tóp rồi cho dâm dương hoắc đã thái vụn vào sao nhỏ lửa cho đến khi thấm hết mỡ là được; (2) Sao với muối, thường dùng nước muối 2% với lượng vừa đủ, sao dâm dương hoắc cho đến khi khô hết nước, dược liệu chuyển màu hơi đen là được; (3) Sao với rượu, mỗi lạng dâm dương hoắc cần dùng từ 20-25ml rượu, phun đều rồi sao nhỏ lửa cho đến khi dược liệu khô là được; (4) Sao với bơ, mỗi lạng dâm dương hoắc cần dùng 25g bơ, đem bơ đun nóng chảy rồi cho dược liệu vào sao cho đến khi khô là được; (5) Sao thường, cho dâm dương hoắc vào chảo, sao lửa nhỏ cho đến khi chuyển màu hơi đen là được.
Sau đó đem ngâm với rượu, thông thường cứ 500g dâm dương hoắc thì cần 5 lít rượu gạo loại một. Ðây là công thức cổ nhân thường dùng, được ghi trong y thư cổ Thọ thế bảo nguyên. Tốt nhất là chọn loại bình gốm miệng hẹp, lòng rộng để ngâm. Mùa xuân và mùa hạ sau 3 ngày, mùa thu và mùa đông sau 5 ngày là có thể dùng được. Mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần từ 15-20ml.
Ðể nâng cao hiệu quả của rượu dâm dương hoắc, người ta thường phối hợp với một số vị thuốc như tiên mao, ba kích, nhục thung dung, tử thạch anh, uy linh tiên, cao lương khương, sinh khương... Phối hợp với tiên mao, ba kích và nhục thung dung nhằm nâng cao khả năng bổ thận tráng dương, tăng cường năng lực tình dục, phòng chống liệt dương và di mộng tinh. Phối hợp với tử thạch anh để làm ấm tử cung, phòng chống tích cực các chứng bệnh ở phụ nữ như thống kinh, bế kinh, băng huyết, rong kinh, khó thụ thai do thận dương hư suy. Phối hợp với uy linh tiên để tăng cường khả năng khu phong trừ thấp, phòng chống hữu hiệu bệnh lý viêm khớp do hư lạnh. Phối hợp với cao lương khương (củ riềng) hoặc sinh khương (gừng tươi) để nâng cao khả năng trừ hàn, phòng chống tích cực bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng và đại tràng do hư lạnh.
Thứ nhất là không nên uống quá liều chỉ định. Thứ hai, những người thể chất âm hư hoặc đang mắc các bệnh lý thuộc thể âm hư không nên dùng. Bệnh cảnh âm hư được biểu hiện bằng các triệu chứng như: người gầy, hay có cảm giác sốt nhẹ về chiều, lòng bàn tay và bàn chân nóng, môi khô họng khát, thích uống nước mát, trong ngực bồn chồn không yên, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ, chất lưỡi đỏ khô...
Chú thích ảnh: Dâm dương hoắc lá mác.
Ba kích còn có tên là Dây ruột già, Chẩu phóng xì (Quảng Ninh), Sáy cáy (Thái), Thao tày cáy (Tày), Ba kích thiên (Trung Quốc)… Tên khoa học Morinda officinalis stow. họ cà phê (RUBIACEAE). Là cây dây leo bằng thân quấn, sống nhiều năm. Ngọn có cạnh, màu tím, có lông, khi già thì nhẵn. Lá mọc đối, hình mác hoặc bầu dục thuôn nhọn; phiến lá cứng có lông tập trung ở mép và ở gân, khi già ít lông hơn, màu trắng mốc, dài 6-15cm, rộng 2,5-6cm, cuống ngắn.
MÔ TẢ CÂY
Ba kích còn có tên là Dây ruột già, Chẩu phóng xì (Quảng Ninh), Sáy cáy (Thái), Thao tày cáy (Tày), Ba kích thiên (Trung Quốc)… Tên khoa học Morinda officinalis stow. họ cà phê (RUBIACEAE). Là cây dây leo bằng thân quấn, sống nhiều năm. Ngọn có cạnh, màu tím, có lông, khi già thì nhẵn. Lá mọc đối, hình mác hoặc bầu dục thuôn nhọn; phiến lá cứng có lông tập trung ở mép và ở gân, khi già ít lông hơn, màu trắng mốc, dài 6-15cm, rộng 2,5-6cm, cuống ngắn. Lá kèn mỏng ôm sát vào thân.
Hoa nhỏ tập trung thành tán ở đầu cành, lúc mới nở màu trắng, sau hơi vàng; tràng hoa liền ở phía dưới thành ống ngắn. Quả hình cầu có cuống riêng rẽ, khi chín màu đỏ. Mùa hoa tháng 5-6, mùa quả tháng 7-10. Cây thường mọc hoang ở vùng đồi, núi thấp các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc nước ta như: Lạng Sơn, Hà Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình. Thập kỷ 70, mỗi năm ta thu mua hàng chục tấn ba kích. Trước đây ngành lâm nghiệp đã thử trồng ba kích dưới tán rừng ở Hoành Bồ, Cẩm Phả, Quảng Ninh. Trạm nghiên cứu dược liệu Hà Tây trồng ba kích xen dâu tằm, cốt khí; cây trồng 3 năm trở lên có thể thu hoạch rễ làm dược liệu.
Bộ phận dùng: Rễ cây đào về cắt bỏ cổ rễ và rễ con, chỉ lấy chỗ có đường kính 0,5cm trở lên, phơi nắng cho héo rồi dùng chày gỗ đập nhẹ cho bẹp phần thịt (tránh dập nát) tiếp tục phơi, sấy khô, thịt sẽ biến thành màu tím hoặc hồng tím, có nhiều chỗ đứt sâu để lộ lõi gỗ nhỏ bên trong, cắt thành đoạn ngắn 10cm.
Bảo quản: Tránh mốc, mọt bằng cách xông hơi lưu huỳnh cả dược liệu và bao đựng. Kiểm tra thường xuyên diệt mọt bằng hơi lưu huỳnh.
Ba kích nhục: Là ba kích đã bào chế: Tẩm nước muối 5%, ngâm 30 phút rồi đem đồ chín, rút lõi, phơi khô.
Thành phần hóa học: Trong rễ ba kích khô có acid hữu cơ, đường, nhựa, anthraglucoside, phytosterol, 1 chút tinh dầu, chất gây ngứa cổ họng.
ĐẶC TÍNH
Theo Đông y, ba kích vị cay, chát, ngọt, tính ôn, vào kinh thận. Có tác dụng ấm thận, tráng dương, khỏe gân cốt, trừ phong thấp. Kiêng kỵ. Người âm hư hỏa vượng (sốt nhẹ về chiều) táo kết không dùng.
MỘT SỐ BÀI THUỐC CÓ VỊ BA KÍCH.
Nước sắc ba kích có tác dụng làm hạ huyết áp, tăng sức dẻo dai, tăng sức đề kháng của cơ thể, chống viêm.
Chữa thận hư: Nam giới liệt dương, xuất tinh sớm, phụ nữ khó thụ thai, dương hư: có thể dùng 1 trong 2 bài sau:
Bài 1: Ba kích, đảng sâm, phúc bồn tử, thỏ ty tử, thần khúc (tất cả 300g); Củ mài núi khô 600g. Đem các vị trên, tán bột mịn làm hoàn 10g với mật ong. Ngày uống 2-3 lần/ 1 hoàn.
Bài 2: Ba kích, cốt toái bổ, đảng sâm, nhục thung dung, long cốt tất cả 300g; Ngũ vị tử 150g. Làm hoàn mềm 10g với mật ong. Ngày uống 2-3 lần/1 hoàn.
Hoàn Ramazona chữa suy nhược, gầy còm hoặc béo bệu, kém ăn, kém ngủ, chân tay đau nhức, huyết áp cao.
Ba kích 150g (chế cao 1/5 để khử chất gây ngứa cổ), hà thủ ô trắng chế đậu đen 150g (chế cao 1/5), ngưu tất 150g (chế cao 1/5), lá dâu non 250g (chế cao 1/5), vừng đen chế 150g (sao thơm), rau má thìa 500g (làm bột mịn), mật ong 250g. Đem các vị trên chế hoàn mềm 10g. Ngày uống 3 lần/1 hoàn.
Chữa gân xương yếu, lưng, đầu gối đau buốt.
Ba kích, đỗ trọng bắc tẩm muối sao, nhục thung dung, thỏ ty tử, tỳ giải tất cả 400g; Hươu bao tử: 1 bộ. Các vị trên làm hoàn cứng to bằng hạt đỗ xanh. Mỗi lần uống 6g thuốc hoàn / 3 lần/ngày.
Ghi chú các cây thường nhầm với ba kích (cùng chi Morinda)
Ba kích lông (M. cochinchinensis Lour) lá và cây có lông rất dày, quả chín màu vàng, rễ lõi to, thịt ít.
Mặt quỷ (M. villosa Hook) lá và dây nhẵn, quả dính nhau (giống ba kích quả tụ) rễ lõi to, thịt màu vàng.
Theo - Sức khoẻ & Đời sống