450.000₫/đ
Thái Hưng - Đặc sản tây bắc
Danh hiệu:
"Thương hiệu Thực phẩm Việt nam 2013"
"Thương hiệu đồ uống được ưa chuộng nhất Việt nam"
Kính chào Quý khách.
Ong đất: Còn gọi là "ong bắp cày", "thổ phong", "mã phong" có tên khoa học là Discolia vittifronts Sch. Loài ong này hay làm tổ dưới đất nên thường gọi là "ong đất" (thổ phong). Tuy nhiên, nó còn có thể làm tổ trong thân cây mục. Thân ong có màu đen, nên một số người còn gọi là "ong đen" - nhưng cần lưu ý để khỏi lẫn với loài "ong đen" sẽ nói ở mục dưới.
Về tác dụng làm thuốc: Theo sách "Bản thảo thập di", tác dụng của ong đất (thổ phong) giống như ong mật (mật phong tử): Trừ phong, giải độc, sát trùng. Dùng chữa đầu phong, phong tê thấp, ma phong, đơn độc, phong chẩn ...
Như vậy việc sử dụng Ong đất ngâm rượu để chữa phong thấp, đau nhức là một kinh nghiệm có từ lâu đời và đã được ghi lại trong sách Đông y. Còn việc sử dụng ong đất ngâm rượu làm thuốc bổ, chúng tôi chưa tìm thấy tài liệu đề cập. Ngoài ra, như trên đã nói, tác dụng của ong đất tương tự ong mật, vì vậy khi cần có thể dùng ong mật thay thế.
Ấu trùng ong đất (thổ phong tử), cũng được sử dụng làm thuốc. Theo sách "Bản thảo thập di": Ấu trùng ong đất có vị ngọt, tính bình, có độc. Có tác dụng chữa ung nhọt, đơn độc, phong chẩn, nhiệt tích trong bụng, đại tiểu tiện khó khăn, phụ nữ khí hư, bạch đới, ...
Kiêng kỵ: Dùng ấu trùng ong đất cùng với các vị thuốc "hoàng cầm", "bạch thược" và "mẫu lệ" sẽ bị giảm tác dụng.
Ngoài công dụng làm thuốc, người ta còn dùng ấu trùng để chế biến món ăn, nhưng cần chế biến đúng phương pháp để tránh bị ngộ độc. Theo sách "Nhật hoa tử bản thảo", khi dùng ấu trùng ong đất để ăn, cần chế biến cùng với bí đao và mướp đắng, gừng tươi, tía tô để khử độc.
Ong đen: So với Ong đất, ong đen được sử dụng rộng rãi hơi trong Đông y và trong dân gian. Ong đen còn có tên là "ong vò vẽ" (bò vẽ), "ong mướp", "ô phong", "hùng phong", "tượng phong"... Tên chính thức trong Đông y Trung Quốc là "trúc phong", tên khoa học là Xylocoba dissimilis (Lep). Ngoài con ong đen trên, người ta còn dùng ong đen Xylocopa phalothorax nhỏ hơn, nhưng không dùng con có đốm trắng ở đầu.
Ong đen sống khắp nơi. Tại miền Nam Trung Quốc, người ta thường bắt ong này vào mùa thu đông, là mùa ong sống trong ống tre, ống nứa. Sau khi biết ong ở đâu, người ta nút kín ống tre hay ống nứa lại, hơ nóng cho ong chết, sau đó chẻ ra lấy ong dùng. Ong đen phải sấy cho khô, không nên phơi nắng dễ hỏng và dễ mốc, mọt hơn.
Theo Đông y, ong đen có vị ngọt chua, tính hàn, không độc, vào 2 kinh vị và đại trường. Có tác dụng thanh nhiệt, tả hỏa, trừ phong. Dùng trong những trường hợp sâu răng, miệng lở loét, đau cổ họng, trẻ con kinh phong ...
Liều dùng: Ngày dùng 2 - 4 con, hoặc 2 - 3g, tán nhỏ uống.
Kiêng kỵ: Theo tài liệu cổ những người hư hàn, không có "hỏa", không nên dùng.
Ngâm rượu trong bao lâu ? Rượu thuốc là hình thức dùng rượu làm dung môi, để hòa tan (chiết xuất) các hoạt chất trong vị thuốc. Thời gian ngâm tùy thuộc vào loại thuốc và dạng thuốc. Mục đích cuối cùng là chiết xuất được toàn bộ hoạt chất của thuốc vào trong rượu, làm giảm bớt độ độc của vị thuốc và của rượu.
Một số loại thuốc cần ngâm trong một thời gian dài, để chất thuốc ngấm hết vào trong rượu và các chất độc có thời gian phân giải. Chúng tôi chưa có kinh nghiệm sử dụng ong vò vẽ ngâm rượu uống. Nhưng thiển nghĩ, cần gì phải vội vàng, cứ ngâm đủ 100 ngày rồi uống vẫn hơn.
Lương y HƯ ĐAN
Việt Báo (Theo_Tiền Phong )