Kinh nghiệm chữa bệnh của dứa dại - Công dung của dứa dại
QUẢ DỨA RỪNG - QUẢ DỨA DẠI LÀM THUỐC
Quả dứa rừng Vị thuốc này có thể chữa nhiều chứng bệnh như tiểu tiện bất lợi, lỵ, say nắng... Không chỉ quả mà cả lá, rễ và hoa của cây dứa dại cũng có tác dụng trị bệnh. Dứa dại (còn gọi là dứa gai, dứa gỗ) thường mọc hoang hoặc được trồng để làm hàng rào.
Theo y học cổ truyền, tác dụng dược lý của từng bộ phận như sau: 1. Lá non: Vị ngọt, tính lạnh, có công dụng tán nhiệt độc, lương huyết, cầm máu, sinh cơ; được dùng để chữa các chứng bệnh như sởi, ban chẩn, nhọt độc, chảy máu chân răng... - Chữa viêm loét cẳng chân kinh niên: Dùng đọt non dứa dại và đậu tương giã nát, đắp vào tổn thương. - Chữa các vết loét sâu gây thối xương: Dùng đọt non dứa dại giã đắp để hút mủ. - Thanh tâm giải nhiệt, chữa bồn chồn, tay chân vật vã không yên: Dùng đọt non dứa dại 2 lạng ta, xích tiểu đậu 1 lạng ta, đăng tâm thảo 3 con, búp tre 15 cái sắc uống. - Chữa đái rắt, đái buốt, đái ra máu: Đọt non dứa dại 15-20 g sắc uống. 2. Hoa: Vị ngọt, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt, lợi thủy, trừ thấp nhiệt, chỉ nhiệt tả, được dùng để chữa các chứng bệnh như sán khí (thoát vị bẹn hoặc thoát vị bìu, đau từ bìu lan lên bụng dưới), lâm trọc (đái buốt, đái đục), tiểu tiện không thông, đối khẩu sang (nhọt mọc ở gáy chỗ ngang với miệng), cảm mạo... - Chữa ho do cảm mạo: Dùng hoa dứa dại 4-12 g sắc uống. 3. Quả: Có công dụng bổ tỳ vị, cố nguyên khí, chế phục cang dương (khí dương không có khí âm điều hòa, bốc mạnh lên mà sinh bệnh), làm mạnh tinh thần, ích huyết, tiêu đàm, giải ngộ độc rượu, làm nhẹ đầu, sáng mắt, khai tâm, ích trí... Nó được dùng để chữa nhiều chứng bệnh như sán khí, tiểu tiện bất lợi, đái đường, lỵ, trúng nắng, mắt mờ, mắt hoa,viêm gan,sơ gan giai đoạn đầu.... - Chữa lỵ: Dùng quả dứa dại 30-60 g sắc uống. - Chữa chứng mờ mắt, nhặm mắt: Quả dứa dại ngâm mật ong uống liền trong một tháng. - Say nắng: Hoa hoặc quả dứa dại sắc uống. - Đái buốt, đái rắt, đái đục: Quả dứa dại khô 20-30 g thái vụn, hãm uống thay trà trong ngày. Trị sỏi thận, sạn thận, sỏi bàng quang, hoặc sau khi đã tán sỏi, cần loại sỏi ra ngoài: quả dứa dại, rửa sạch, ngâm cho mềm, để ráo nước bổ nhỏ, thái phiến, sao vàng, cùng với kim tiền thảo, mỗi vị 20g, sắc uống, ngày một thang, uống nhiều ngày cho đến khi hết sỏi. 4. Rễ: Vị ngọt, tính mát, có công dụng phát hãn (làm ra mồ hôi), giải nhiệt (hạ sốt), chữa các chứng bệnh như cảm mạo, sốt dịch, viêm gan, viêm thận, viêm đường tiết niệu, phù thũng, đau mắt đỏ, thương tổn do chấn thương. - Chữa phù thũng, cổ trướng: Rễ dứa dại 30-40 g phối hợp với rễ cỏ xước 20-30 g, cỏ lưỡi mèo 20-30 g sắc uống. - Chữa chấn thương: Rễ dứa dại tươi không kể liều lượng, giã nát đắp... ThS Hoàng Khánh Toàn, Sức Khỏe & Đời Sống
Phát hiện chất chống ung thư trong cây dứa dại : Chất fructan được chiết xuất từ cây dứa dại, còn gọi là cây lan lưỡi rồng, có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của bệnh ung thư ruột kết, chữa chứng loãng xương và bệnh béo phì. Nhà khoa học Mercedes Guadalupe Lopez thuộc Cục Công nghệ sinh học và Sinh hóa bang Guanajuato, Mêhicô cho biết việc hấp thụ các phân tử đường có trong cây dứa dại có lợi cho bệnh ung thư ruột kết chủ yếu là do trong quá trình lên men, chất fructan này tạo ra axít butiric trong ruột già và bảo vệ các tế bào ruột kết tràng bằng cách không cho các vi khuẩn gây bệnh bám dính, qua đó giảm sự phát triển của bệnh ung thư. Còn đối với căn bệnh loãng xương, các chất fructan, khi là cacbonhydrat không hấp thụ, sẽ đi thẳng vào ruột già và biến thành axít giúp làm giảm độ pH. Điều này rất có lợi cho việc hấp thụ các chất khoáng như canxi hay magiê giúp làm chắc xương. Chất fructan này có thể tìm thấy trong thực phẩm bổ sung, một số ngũ cốc, mật ong và sữa bột, không có chống chỉ định. Theo: Sức Khỏe Đời Sống Ngọc Anh (Theo La Santé T7)
Từ lâu, dân gian ta thường sử dụng đọt non cây dứa luộc ăn (15 - 20g) để thông tiểu trong các trường hợp đái rắt, đái buốt, sỏi thận, viêm đường tiết niệu, tiểu đường, gan nóng. Ngoài ra, đọt non và rễ giã nát, đắp hậu môn chữa bệnh lòi dom (bài thuốc này đã được Giáo sư Đỗ Tất Lợi sưu tầm và đưa vào cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” xuất bản năm 1997). Còn quả dứa dại, theo kinh nghiệm dân gian và nhiều lương y thì chữa được bệnh xơ gan cổ trướng. Nhiều bệnh nhân nặng đã sử dụng bài thuốc này và có công hiệu rõ ràng. Quả dứa dại thái nhỏ hoặc bóc tách từng múi hạt (có thể kết hợp cả lá, rễ) đem phơi khô, sao vàng, hạ thổ rồi sắc nước uống mỗi ngày khoảng 10 - 15 gam trong khoảng nửa tháng, đã thấy công hiệu. Theo kinh nghiệm y học cổ truyền thì những người mang bệnh xơ gan cổ trướng nước tích tụ trong gan ruột nhiều nên bụng chướng to, mạch máu ở cổ và bụng căng ra, làm nổi những sợi gân xanh. Tác dụng của dứa dại là làm thoát (tiêu) bớt nước, giúp bụng đỡ chướng, làm mạch máu co lại (như đối với các trường hợp bệnh trĩ chảy máu). Cũng như tác dụng làm tan sỏi thận theo đường tiết niệu, khi uống nước sắc từ quả dứa dại, khối gan bị xơ cứng trở nên mềm và tiêu được. Quả dứa dại chữa viêm gan siêu vi: |
||
|
Viết bình luận: